Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Điều trị nấm móng như thế nào cho đúng cách?

Vậy tôi xin hỏi, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị như thế nào cho là đúng cách?

(Thanh Tiến - Tiền Giang)

Bệnh nấm móng, ngày nay vẫn còn là vấn đề y khoa phổ biến, là bệnh mãn tính với nhiều biểu hiện khác nhau và lây trực tiếp từ móng này sang móng khác, từ người này sang người khác, điều trị thường kéo dài và dễ tái phát.

Điều trị nấm móng như thế nào cho đúng cách?Ảnh minh họa

Về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thường đa dạng và phức tạp, vì nguyên nhân gây ra với nhiều loại nấm khác nhau, như nấm dermatophyte, nấm Candida, nấm mốc có tên khoa học là Seopulariopsis và Hendersonula. Ở giai đoạn sớm bệnh thường nhẹ; nếu để lâu sẽ tổn thương móng sẽ trầm trọng hơn và thường bệnh không tự khỏi, có thể tồn tại hàng chục năm, lây lan từ móng này sang móng khác, nếu để lâu sẽ lan hết các móng kể cả móng tay và móng chân. Nếu nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát. Nếu tổn thương trắng trên bề mặt móng là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do Trichophyton mentagrophytes. Nếu nhiễm ở phần gốc dưới móng mà xuất phát từ phần gần của móng và thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn tính là do vi nấm hẹt men Candida. Trường hợp loạn dưỡng toàn móng là một dạng biểu hiện loạn dưỡng móng sau cùng với tổn thương toàn bộ móng, là hậu quả của nhiễm các dạng nấm đã nêu trên.

Về điều trị, trước kia còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngày nay nhờ những tiến bộ của y học, nên nấm móng đã không còn là vấn để khó khăn nữa. Việc điều trị nhất thiết phải điều trị đúng cách tức là tuân thủ điều trị theo phác đồ, tức là điều trị đúng thuốc và đủ thời gian. Thuốc dùng hiện nay là Itraconazole với tên thương mại là Canditral, Sporal, uống với phác đồ, áp dụng cho người đã trưởng thành uống với liều 200mg x 2 lần trong ngày, uống trong tuần, nghỉ 3 tuần, sau đó lặp lại 1 tuần như trên, nếu là nấm móng tay, nếu là móng chân thì lặp lại thêm đợt tiếp theo, tức là 2 đợt cho móng tay và 3 đợt cho móng chân.

Về điều trị tại chỗ, cần loại bỏ phần móng nhiễm bệnh bằng cách cắt hoặc cạo, sau đó dùng thuốc bôi tại chỗ cho đến khi móng mọc trở lại, thuốc thoa thường dùng hiện nay là Clortrimazole với tên thương mại là Canesten, Candid hay Terbinafine HCl với tên thương mại là Lamisil, Hifen Cream. Ngoài thuốc thoa tại chỗ, thuốc uống là không thể thiếu được, quyết định cho sự lành bệnh. Sau thời gian điều trị đúng thuốc đủ phát đồ thì bệnh sẽ lành, tuy nhiên vì là móng nên phải có thời gian móng mọc ra và phát triển từ từ thường là sau 3 - 6 tháng điều trị mới nhận thấy hiệu quả điều trị.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi kh...